Con đường khởi nghiệp chỉ dành cho những người dám đánh đổi

 Bỏ việc để theo đuổi đam mê, nhưng khi nhận thấy 6 dấu hiệu này, đã đến lúc bạn nên dừng lại. Muốn theo đuổi thành công, trước tiên bạn phải sống đã!

Ai cũng mong muốn một lần được sống cùng công việc trong mơ của mình. Và cũng có những người dám từ bỏ thực tại để thực hiện cú rẽ để đời đó nhưng hiếm ai hiểu họ đã bỏ lại những gì phía sau để hi sinh cho đam mê của mình. Bạn liệu đã sẵn sàng trả giá để làm điều mình yêu?

Ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần suy nghĩ nghiêm túc về công việc trong mơ. Dù cho đó là mơ ước trở thành một vận động viên, một phi công hay đơn giản là một giáo viên, công việc trong mơ là viễn cảnh hoàn hảo nơi chúng ta có thể phát huy toàn bộ năng lực với lòng nhiệt thành ở mức cao nhất. Với một số người, được làm công việc mơ ước cũng giống như cơ hội ngàn năm có một.

Đáng tiếc thay, đời không như mơ và công việc trong mơ đôi khi cũng không đi kèm với một mức lương tương xứng.

Đáng tiếc thay, đời không như mơ và công việc trong mơ đôi khi cũng không đi kèm với một mức lương tương xứng.

Bạn sẽ làm gì nếu công việc mình hằng mơ ước không đủ đáp ứng miếng cơm manh áo hàng ngày? Giả như đam mê sẽ đưa bạn trở về vạch xuất phát ban đầu thì sao? Có nên từ bỏ tất cả, kể cả một mức lương mơ ước để đến với giấc mơ của mình?

Nếu những điều trên còn làm bạn trăn trở thì trước khi bỏ việc để theo đuổi đam mê của mình, hãy thành thật trả lời những câu hỏi sau nhé!

Công việc đó có thực sự là những gì bạn mong muốn?

Các điểm làm bạn hài lòng ở công việc mới là gì? Nếu chúng thỏa mãn mọi yêu cầu bạn đề ra bên cạnh tiêu chí tiền bạc, công việc đó nên là bến đỗ cuối cùng của bạn.

Jessica Sweet, một nhà tư vấn hướng nghiệp chia sẻ: “Dù công việc yêu thích đôi khi không mang lại thu nhập mong muốn, nó có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác như cân bằng cuộc sống. Cứ theo đuổi mơ ước đi, đừng ngại, miễn là nó đem lại cho bạn nhiều thứ đáng giá hơn tiền bạc.”

Nó có phải là cái cớ để bạn chạy trốn thực tại?

Chỉ cần bạn có một lòng nhiệt thành thuần khiết và lý do chính đáng, mọi nỗ lực gõ cửa ước mơ chẳng bao giờ là sai trái cả. Nhà huấn luyện cá nhân Lynn Carnes tin rằng mỗi người nên hiểu tường tận vì sao mình muốn nhảy việc bởi sự ghét bỏ với công việc hiện tại cộng thêm hàng núi áp lực đến từ các bên khiến mọi công việc khác giống như “trong mơ”.

Kể cả khi bạn đang làm ăn khá tốt nhưng vì một lý do nào đó chán ghét công việc hiện tại, mọi vị trí khác trong mắt bạn đều khá khẩm hơn. Lúc này, cảm xúc đã đánh lạc hướng bạn khỏi những gì bạn thực sự muốn“, Carnes chia sẻ,

Hãy chắc rằng cơ hội việc làm mới sẽ thỏa mãn những khát vọng cháy bỏng trong bạn. Đừng biến nó thành một giải pháp tình thế để chạy thoát khỏi những bất mãn hiện tại.

Nói thêm về vấn đề này, Carnes khẳng định: “Mục tiêu được hình thành từ cách chúng ta tương tác với thế giới. Nếu nội tại của bạn không hạnh phúc, bạn sẽ mang cái nhìn tiêu cực đó tới mọi vị trí mình đảm nhận. Kết quả là, dù bạn có kiếm được một công việc “ngon” hơn vạn lần, bạn cũng sẽ chóng chán nó mà thôi.”

Tình trạng tài chính của bạn có ổn không?

Yếu tố tiếp theo cần cân nhắc là năng lực tài chính bởi chúng ta thường vô tình quên đi nó trong cơn hạnh phúc vì đã tìm thấy đam mê của mình.

Carnes khuyên rằng hãy xem xét kỹ lưỡng các ưu tiên cuộc sống của bạn, thứ gì có thể đánh đổi được và ngược lại. “Ví dụ, bạn định chuyển đến một nơi chật hẹp hơn vì theo đuổi công việc trong mơ khiến tài chính eo hẹp. Vậy có nghĩa lý gì không khi bạn được làm thứ mình yêu thích trong khi nó chính là nguyên nhân cho sự khổ cực của bạn?”

Sau cùng, nếu bạn không có khả năng chi trả, đừng vội chạy theo đam mê của mình.

Bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia tài chính về dự định của mình. Có như vậy, kể cả khi không ăn nên làm ra như mong muốn, ít nhất bạn có kế hoạch dự phòng để sau này có thể bù đắp những tổn thất.

Công việc bạn thích có phù hợp với lộ trình sự nghiệp định sẵn?

Bước ngoặt nghề nghiệp không phải là một ngã rẽ sai lầm mà chỉ đơn giản là một khởi đầu mới, tại một nơi mà bạn có trong tay ít ưu thế hơn so với khi ở lại vị trí cũ. “Chọn một bước đường mới cũng mở ra vô số cơ hội giúp bạn đạt được những kinh nghiệm mà chính bản thân bạn cũng chưa từng nghĩ tới. Bạn có thể học lập trình hay thuần thục một thứ ngôn ngữ lạ hoắc, gặp những người mà tưởng chừng như chỉ tồn tại trong mơ hay nắm trong tay một loại kỹ năng gì đó sẽ theo bạn trên suốt chặng đường sau này.”

Sau cùng, hãy luôn tập trung cho cục diện. Liệu những kỹ năng, kinh nghiệm công việc trong mơ mang lại có đáp ứng chiến lược, mục tiêu dài hạn của bạn hay không?

Liệu bạn đã sẵn sàng “đạp lên dư luận mà sống”?

Thẳng thắn mà nói, bước chuyển mình của bạn có thể gây ra khá nhiều phản ứng tiêu cực. Nó có thể biến thành cái gai trong mắt những kẻ đang kẹt cứng với thực tại nhàm chán. Nó có thể khiến cha mẹ bạn lo sốt vó bởi sự ngược đời bạn đang nói đến. Sau cùng, tất cả những phản ứng đó chẳng qua chỉ là vì họ lo lắng cho bạn mà thôi.

“Nếu bạn quan tâm thái quá đến suy nghĩ của người khác, một ngày kia, bạn sẽ biến thành họ mất. Thông thường, gia đình và bạn bè sẽ lo rằng bạn sẽ lãng phí tiềm năng của mình, đặc biệt khi họ coi tiền bạc là thước đo sự thành công của mỗi cá nhân”, Carnes nói.

Carnes cũng thành thật khuyên mỗi cá nhân nên có sự chuẩn bị trước áp lực, dư luận, và thậm chí, những lời khuyên can giả dối. Muốn làm vậy, bạn cần có lòng tin vững chắc vào quyết định của mình.

Nhảy việc là một quyết định không mấy đơn giản nhưng với sự chuẩn bị tâm lý vững vàng cùng các điểm tựa tài chính vững chắc, bạn sẽ phần nào đỡ chật vật hơn với sự thay đổi đột ngột này. Còn ngại gì nữa mà hãy lên hành trang và bay cao bay xa với giấc mơ của mình thôi!

Bỏ việc để theo đuổi đam mê, nhưng khi nhận thấy 6 dấu hiệu này, đã đến lúc bạn nên dừng lại: Muốn theo đuổi thành công, trước tiên bạn phải sống đã!

090.317.8539